Họ Đạo Ao Kho
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Họ Đạo Ao Kho

Họ Đạo Ao Kho - Cà Mau
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Upload ảnhUpload ảnh  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Chia sẽ cùng bạn đọc Collapse_thead
Diễn Ðàn Online Giáo Xứ Ao Kho

Share | 
 

 Chia sẽ cùng bạn đọc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Tri_am2003
Quản Trị Viên Cao Cấp
Quản Trị Viên Cao Cấp
Tri_am2003


Nam Tổng số bài gửi : 165
GLV Đồng : 1238
GLV Vàng GLV Vàng : 1
Join date : 08/05/2010
Age : 41
Đến từ : Một đảo hoang
Tâm Trạng Tâm Trạng : Chia sẽ cùng bạn đọc 0.4816570_30904_1
Vật Nuôi Vật Nuôi : Chia sẽ cùng bạn đọc 0.4816646_30904_1

Chia sẽ cùng bạn đọc Vide
Bài gửiTiêu đề: Chia sẽ cùng bạn đọc   Chia sẽ cùng bạn đọc 3L0.9428039_44929_1Sat Jul 31, 2010 5:49 pm

TRONG THẾ GIỚI HIV/AIDS: TÔI ĐI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
Chia sẽ cùng bạn đọc G_261_1Họ nằm đó, biết mình sẽ chết. Nhưng bên họ, những người thầy thuốc, thân nhân luôn túc trực, cố gắng giành giật sự sống từng giờ, từng ngày. Những ngày sống bên những bệnh nhân HIV/AIDS, phóng viên Tuổi Trẻ càng hiểu cuộc sống đáng quí đến nhường nào...

Tôi bắt đầu những ngày làm việc, lúc là hộ lý, điều dưỡng, lúc là thân nhân của những người nhiễm HIV/AIDS tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Sài-gòn. Cho dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng ngày đầu tiên, tôi luôn cảm thấy có một nỗi sợ hãi vô hình...

Sân ga cuối của cuộc đời

Hôm nay khoa nhiễm E có 60 bệnh nhân, trong đó 43 người nhiễm HIV đã vào giai đoạn cuối ( AIDS ). “Đau quá bác sĩ ơi, cái chân, cái chân...” – người vừa gọi tôi là L., một thanh niên 33 tuổi nhưng trông như đã 50 với gò má hóp lại hom hem. L. không có gia đình nuôi nấng, được bệnh viện phân loại “vô gia cư”.

Tôi giở tấm chăn đắp anh ta, đôi chân đã sưng phù với những dấu chấm đỏ lở loét thật khủng khiếp. Tôi bắt đầu lau rửa cho anh bằng nước ấm và chiếc khăn vải mùng. Đó là ca chăm sóc đầu tiên của tôi.

Chưa kịp đặt chiếc khăn trở lại xô, tôi giật mình nghe tiếng rên nặng nề từ cổ họng Th., bệnh nhân phòng số 4. Tôi lật đật chạy sang phụ với hộ lý K.A., hai người cố hết sức vậy mà đến toát mồ hôi mới thay được bộ quần áo cho Th.. Các cô hộ lý dặn cứ hai tiếng một lần nên thay đổi tư thế bệnh nhân để khỏi bị nóng, lở loét lan rộng.

Một thân nhân gấp gáp chạy tới: “Bác sĩ, bình truyền hết rồi mà sao người của cháu nó sốt quá”. Tôi chạy theo điều dưỡng Huy, anh vừa tìm ra ven lấy máu để xét nghiệm cho một bệnh nhân, lại trở ra cặp nhiệt độ rồi lại trở về phòng điều dưỡng lấy chai truyền mới thay cho bình truyền đã hết.

Ngay lúc đó có một ca bệnh mới, tôi chạy theo chị hộ lý tên Năm đang đẩy bệnh vào chiếc giường ngoài hành lang vì không còn phòng trống. Cô gái oằn mình trên tay chúng tôi, miệng không ngớt la “đau quá”. Đặt được cô gái xuống giường thì mồ hôi cũng bắt đầu túa ra sau lưng áo.

Không khí thật ngột ngạt, tôi gần như không thể thở qua chiếc khẩu trang, vậy mà cái mùi ấy cứ xộc vào mũi, cái mùi mà từ tấm bé tôi thường hay sợ – mùi bệnh viện, nhưng cô đặc qua những hình hài sắp rời khỏi cuộc đời này. Tôi đứng bên cửa sổ, tháo khẩu trang ra và hít một hơi dài như chưa bao giờ được thở. Từ 7 giờ sáng đến lúc này là 12 giờ 30 trưa, tôi chưa có một phút để “thở”. Phía bên dãy giường bệnh gần đó, bóng những điều dưỡng áo trắng, các chị hộ lý áo xanh vẫn tất tả làm việc, chưa có gì là ngơi tay dẫu đã đến giờ ăn trưa.

Tôi quay lại với cô gái quằn quại đau khi nãy, đưa tay đặt lên vầng trán và xoa nhẹ. “Em dễ chịu lắm rồi, sao đôi tay chị mềm thế” – côâ gái hỏi. Tôi chợt hiểu một hành động của nhân viên y tế nơi đây dù đơn giản cũng giống như một “bí tích’ làm dịu vết thương.

Nghị lực nơi hành lang tối

Đêm đầu tiên không có kinh nghiệm ngủ bệnh viện, tôi thiếu đủ thứ: không áo ấm, không mùng mền, nhang muỗi. Tôi trải chiếu nằm ngoài hành lang bệnh viện. Trần nhà bóc ra những mảng rêu xanh, loang lổ, làm tôi nhớ đến lời nói đùa của bác sĩ trưởng khoa Nguyễn Hữu Chí, “khoa này” cổ “nhất bệnh viện đây”.

Tiếng ho đùng đục của những bệnh nhân lao phổi phòng gần, phòng xa nối tiếp nhau không dứt. Tôi nghe tiếng rên khe khẽ: “Đau đầu quá, mắt căng quá bác sĩ ơi”. Cô gái tên H. nhướng đôi mắt hai mí, mi cong trên gương mặt nhợt nhạt níu tay tôi. H. kêu đau từ đầu hôm tới tận giờ này.

Tôi rót nước cho H., nghiêng đầu H. sang một bên để cô gái 24 tuổi này hút nước từ chiếc ống nhựa. Lúc này tôi mới chú ý đến một chiếc radio nhỏ đặt ngay tai H. đang phát ra một bài vọng cổ buồn.

Sau sự ra đi của chồng, cũng là bệnh nhân ở đây vài tháng trước, sức khỏe của H. yếu hơn. Mẹ H., người đàn bà gầy gò với đôi bàn tay gân guốc, buồn bã nói: “Tuần trước, nó uống một lần hết số thuốc bác sĩ cho trong ba ngày, may tôi phát hiện kịp. Nó nói má để con chết đi còn khỏe hơn sống như vầy”. Nghe mẹ nói, H. quay mặt giấu nước mắt.

Chia sẽ cùng bạn đọc G_261_2Tôi kể với H. câu chuyện của chị Hồng Tâm, một bệnh nhân AIDS không chỉ sống mà còn lặng lẽ ươm niềm tin cho những người cùng cảnh ngộ. “Mỗi ngày chị đến đây nói chuyện với em nha. Em mong điều trị hết bệnh sẽ trở về với con em. Em nhớ con lắm chị”. Tôi thấy cái miệng méo xệch của H. như đang mỉm cười.

Cả đêm tôi không thể chợp mắt vì lạnh. Đến 5 giờ, cả bệnh viện đã thức dậy, giấc ngủ nơi đây như một món hàng xa xỉ.

Sáng sớm đã nghe tin M. ở phòng 7 lấy hơi lên, chắc sắp đi. Một tiếng đồng hồ sau thì M. trút hơi thở cuối cùng. Tôi hỏi chú Bảy, cha M., đang đứng chết trân trước xác con: “Con giúp chú được gì không ?”. Chú Bảy đem đến thau nước, chai rượu nhờ tôi lau mình rồi mặc quần áo cho M.. Mỗi một lượt đưa khăn lướt qua làn da vàng như nghệ là mỗi lần da M. sẫm màu hơn trước. Tay tôi run run vuốt mắt người chết nhưng đôi mắt cứ cứng đờ, như còn nuối tiếc cuộc sống...

“Em sống được năm năm không bác sĩ ?”, đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình thấy D. về khoa nhiễm E từ lúc nào chẳng hay. D. mới nhập viện chiều qua. D. tốt nghiệp Trường Đại học Marketing cách đây hai năm. “Chắc em lây bệnh từ người chồng sắp cưới – D. nói – Anh ấy vừa mất cách đây ba tháng”.

D. lại hỏi: “Em có thể sống được năm năm không chị ?”. Chiếc giường D. nằm đặt ngoài hành lang cạnh khu vườn trồng chuối. D. bảo: “Không ngờ ở đây lại có một góc lãng mạn thế này. Bác sĩ cứ cho em nằm đây, đừng chuyển em vào phòng”.

Tôi biết là không thể, vì bất đắc dĩ bệnh viện mới cho bệnh nhân nằm ngoài hành lang, nếu có bệnh nhân ra đi thì người mới sẽ được chuyển vào phòng ngay. L. vừa mới ra đi.

Tôi có cảm giác D. đang cố tìm những hình ảnh bình thường nhất của cuộc sống khi cô thủ thỉ: “Ước gì ở đây có đàn guitar, em sẽ đánh đàn cho những bệnh nhân ở đây nghe. Em thích nhất là bản Như cánh vạc bay của Trịnh Công Sơn". Và D. khe khẽ hát: "Nắng có hồng bằng đôi môi em"...

Người bác sĩ ấy chỉ nói một câu đơn giản: “Mình càng quan tâm, bệnh nhân càng khỏe, sống lâu hơn”.

Đơn giản vậy, nhưng công việc của các bác sĩ, y sĩ ở đây lại đầy gai góc, đầy nhẫn nại và cả hi sinh, thua thiệt. Như một "định mệnh" của tình thương...
Về Đầu Trang Go down
 

Chia sẽ cùng bạn đọc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Họ Đạo Ao Kho :: †................Học tập...-..Vuichơi...-...Nghịch...-... ngợm.....† :: Box 8888-
 

Skin design by SultanTheme - Rip by BOM.
Powered by: phpBB2 - Copyright ©2000 - 2010, GNU General Public License.
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất